Dù không mong muốn, chiến tranh là một phần trong lịch sử phát triển của loài người.Trong chiến tranh con người bị đẩy tới cực hạn khi họ đứng trên làn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết. Với mỗi người lính, sợ hãi, trì hoãn…đồng nghĩa với chết, mỗi giây phút đều có ý nghĩa quan trọng, họ sẽ tận dụng tối đa để sống còn. Nếu ta có được tâm thế như người chiến binh trong chiến tranh, ta sẽ ngạc nhiên với những gì đạt được.
Tâm lý học chiến tranh |
Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, mặc dù điều này không hề tốt đẹp nó đã mang lại biết bao đau thương và mất mát, nhưng chính trong những cuộc chiến đó đã sản sinh ra rất nhiều những chiến binh quả cảm, những anh hùng hào kiệt anh dũng vô song mà thế giới phải kính phục. Trong 10 vị tướng tài giỏi nhất thế giới Việt Nam có 2 người đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Trung Quốc không có người nào, Thành Cát Tư Hãn là người Mông Cổ – đế quốc hùng mạnh nhất lúc bấy giờ nhưng không thể khuất phục nổi Đại Việt sau 3 lần xâm lược.
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…họ có thể tốt chúng ta tôn trọng, học hỏi từ họ nhưng không bao giờ đề cao họ quá mức rồi tự đánh giá thấp chính mình. Nhật bản có những Samurai sẵn sàng hi sinh để bảo vệ lãnh chúa, Việt Nam có những người lính sẵn sàng cầm bom ba càng lao vào xe tăng địch. Cha ông ta là những chiến binh vĩ đại, lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất, sức mạnh của họ chẳng hề thua kém Samurai Nhật, Sparta Hy Lạp..hay bất kỳ dân tộc nào trên thế giới.
Hãy học hỏi lòng trung thành của Samurai, sự can trường của chiến binh Sparta, sự uy dũng của chiến binh Viking…dùng những điều tốt đẹp đó để phát huy hơn nữa sức mạnh chiến binh bên trong, sức mạnh mà bạn kế thừa từ cha ông. Không bao giờ quên cội nguồn của mình, hãy luôn tự hào là người Việt Nam.